Mục tiêu dự án, câu hỏi nghiên cứu và sản phẩm đầu ra

Mục tiêu chung: xây dựng bộ nguyên tắc, nguồn tài liệu và các biện pháp thực hành để thúc đẩy và triển khai AI toàn diện trong ngành giáo dục Việt Nam.

1.Thiết lập một mạng lưới nghiên cứu liên ngành thực hành trí tuệ nhân tạo trong giáo dục, kết nối các trường đại học và cơ sở giáo dục đối tác tại Việt Nam và Vương quốc Anh, nhằm thúc đẩy sự hợp tác bền vững giữa hai quốc gia.

2. Thử nghiệm các công nghệ và phương pháp sư phạm giáo dục sử dụng AI, đồng thời đánh giá trải nghiệm và quan điểm của giáo viên và học sinh theo giời tính từ nhiều vùng miền về các công nghệ và phương pháp này.

3. Xây dựng sự hiểu biết, nguồn tài liệu, và phương pháp thực hành giữa các nhà giáo dục và nhà nghiên cứu khoa học máy tính, nhằm phát triển và triển khai AI một cách toàn diện và bền vững trong giáo dục.

4. Xây dựng lộ trình và đưa ra các khuyến nghị về chính sách, phương pháp thực hành và định hướng nghiên cứu về AI trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam.

5. Phát triển năng lực cho các nhà nghiên cứu và nhà giáo dục để họ trở thành các nhà lãnh đạo trong tương lai về AI trong giáo dục. 

Câu hỏi nghiên cứu:

Những nguyên tắc và cân nhắc sư phạm quan trọng nào cần được xem xét để triển khai hiệu quả các công cụ AI trong giáo dục, theo quan điểm của các nhà giáo dục từ khu vực nông thôn và thành thị tại Việt Nam?

Câu hỏi nghiên cứu phụ:

  • Làm thế nào để giới thiệu và triển khai hiệu quả các công cụ AIEd tại các trường học ở khu vực nông thôn và thành thị?
  • Những nhu cầu phát triển xã hội và giáo dục nào, cũng như những rào cản nào trong việc triển khai các công cụ hỗ trợ AI cho giảng dạy và học tập, tồn tại ở các trường học khu vực nông thôn và thành thị?
  • Làm thế nào để giải quyết các nhu cầu và rào cản trong và thông qua công tác chuyển đổi số tại Việt Nam trong 5-10 năm tới?

Sản phẩm đầu ra:

  1. Một mạng lưới AI trong giáo dục và 3 trung tâm tại Hà Nội, Vinh & Hồ Chí Minh;
  2. Một website & chuỗi các hội thảo chia sẽ kiến thực đến năm 2029;
  3. Các dự án thí điểm tại 6 trường học ở khu vực thành thị & nông thôn tại Hà Nội, Vinh và Sài Gòn để thử nghiệm 3 công cụ AI chuyên biệt, cùng với các đánh giá về tính khả dụng, phương pháp sư phạm và tính khả thi của việc triển khai các công cụ tương tự;
  4. Một chương trình hội thảo dành cho giáo viên tại các trường thí điểm để cùng phát triển các phương pháp sư phạm;
  5. Tài liệu bằng tiếng Việt & tiếng Anh dành cho các nhà giáo dục và nhà nghiên cứu về phát triển và sử dụng công cụ AIEd toàn diện trên trang web dự án;
  6. 4 hội thảo chuyên đề & một hội nghị để trao đổi kiến thức, chia sẻ kết quả dự án với các nhà nghiên cứu, nhà giáo dục & các chuyên gia khác trong cùng lĩnh vực từ Việt Nam, Đông Nam Á & Vương quốc Anh;
  7. Các khuyến nghị về chính sách, thực hành & nghiên cứu, và lộ trình phát triển AI trong giáo dục của các trường học ở nông thông và thành thị;
  8. Tóm tắt chính sách cho Bộ GD&ĐT và lãnh đạo các trường đại học sư phạm;
  9. Báo cáo dự án cho Hội đồng Anh;
  10. 2 bài báo được bình duyệt và một bài báo hội nghị.